HLV trưởng mà không kiểm soát được phòng thay đồ,ótaytrướcvấnđềtỷ lệ cược tối nay không thể quyết định lối chơi của đội bóng, không được chủ động tuyển chọn cầu thủ trên thị trường chuyển nhượng, thì chắc chắn không thể thành công. Mặt khác, khoan nói thành công hay không, đấy hẳn nhiên là một HLV đã thất bại. Chúng ta đang nói về Erik Ten Hag. Trên lý thuyết, đây dĩ nhiên là lúc có thể bàn về khả năng M.U sa thải HLV này. Còn trên thực tế, câu chuyện phức tạp hơn nhiều so với những gì vẫn hay diễn ra trong bóng đá đỉnh cao. Ten Hag là một vấn đề? Vâng, nhưng M.U còn có quá nhiều vấn đề lớn hơn. Một trong số đó: không ai biết phải làm gì với vị HLV trưởng đang thất bại!
Chỉ có 5 đội khác ở giải Ngoại hạng Anh thua nhiều hơn M.U (5 trận, trong 10 vòng đầu tiên). Họ thua Brighton trong bối cảnh ít ai xem đấy là một bất ngờ. Họ thua cả Crystal Palace ngay trên sân nhà. Họ lại thua cả 2 trận đầu tiên ở vòng bảng Champions League. Đấy là kết quả. Còn về lối chơi? Chính Ten Hag thừa nhận: ông không thể dẫn dắt M.U chơi theo cái cách mà người ta nhìn vào đó để mời ông về Old Trafford. Nghĩa là sẽ không có lối chơi "kiểu Ajax". Vì sao? Ten Hag lạnh lùng giải thích: cầu thủ khác nhau, thuộc những môi trường bóng đá khác nhau. Mặt khác, cũng theo Ten Hag, thì các cầu thủ - chứ không phải HLV - quyết định M.U sẽ đá kiểu gì!
Sau trận thua Man.City 0-3 vừa qua, các nguồn tin thân cận với M.U thông báo về chiếc ghế HLV trưởng của Ten Hag một cách… trớt quớt: sẽ cắt đi quyền chuyển nhượng cầu thủ của HLV Ten Hag, giao lại cho Jim Ratcliffe (và đấy mới chỉ là chữ "sẽ"). Tỷ phú 71 tuổi này (đang muốn mua lại 25% cổ phần đội bóng) có cái nhìn hay hơn Ten Hag, trong việc đánh giá cầu thủ cần mua? Khôi hài, chưa kể chuyện này chẳng liên quan gì đến vấn đề nóng hổi ngay trước mắt: có nên sa thải Ten Hag hay không, hoặc nếu câu trả lời là có thì kế hoạch thay HLV sẽ như thế nào, bắt đầu từ đâu! Không có câu trả lời, và đấy mới là một vấn đề lớn của M.U - lớn hơn nhiều so với "vấn đề Ten Hag".
Muốn sa thải HLV Ten Hag, M.U cứ chuẩn bị quỹ đền bù khoảng 15 triệu bảng. Với các ông chủ Mỹ (gia đình Glazer), tiền là đề tài quan trọng nhất, không phải bóng đá. Nên giới hâm mộ khó lòng trông mong họ biết đâu là HLV giỏi để mời. Rất có thể, đây chính là nguyên nhân khiến M.U liên tục thua đến mức độ khó chấp nhận ở giải Ngoại hạng Anh. Vì không có ai "quản" Ten Hag. Nguy cơ lớn đối với M.U thật ra không phải là thành tích thua 5 trận trong 10 vòng đầu tiên (hoặc 7 trong 13 trận đã đấu ở hai giải lớn là Ngoại hạng Anh, Champions League). Nguy cơ tồi tệ nhất: M.U của Ten Hag dường như đã quen với cảm giác thất bại - cứ như bây giờ họ mà thắng thì đấy mới là chuyện lạ.
Ví dụ về "chuyện lạ": M.U thắng Sheffield United 2-1 nhờ 2 bàn liên tiếp của Scott McTominay - cầu thủ dự bị chỉ được vào sân ở phút 87! Hoặc M.U thắng FC Copenhagen 1-0 ở Champions League nhờ trung vệ Harry Maguire ghi bàn duy nhất và thủ môn Andre Onana bắt được quả phạt đền vào cuối trận! Đấy là những chiến thắng mang ý nghĩa "ánh sáng cuối đường hầm", đem lại cho M.U chút hy vọng trong hoàn cảnh thật ra chẳng còn hy vọng nào có khi lại tốt đẹp hơn. Người ta không thể thành công mãi bằng những khoảnh khắc lóe sáng bất chợt như vậy.
Người ta đã nói từ lâu: Ten Hag đã thua cả trong phòng thay đồ, không còn khả năng kiểm soát các cầu thủ nữa. Chỉ có điều: ông không sợ thua, và đấy mới là "bi kịch" cho M.U!