Home Credit

Hoàng đế cuối cùngcủa đạo diễn quá cố người ÝBernardo Bertoluccilà bộ phim chứa đựng nhiều dấu mốc q nowbet

【nowbet】Công bố ảnh phim trường quý giá của 'Hoàng đế cuối cùng'

Hoàng đế cuối cùng của đạo diễn quá cố người Ý Bernardo Bertolucci là bộ phim chứa đựng nhiều dấu mốc quan trọng. Đây là tác phẩm đầu tiên của điện ảnh phương Tây được chính phủ Trung Quốc cho phép quay trong Tử Cấm Thành (Bắc Kinh). Và đây cũng là tác phẩm tái hiện một cách bao quát về cuộc đời của Phổ Nghi,ôngbốảnhphimtrườngquýgiácủaHoàngđếcuốicùnowbet vị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc.

Công bố ảnh phim trường quý giá của phim 'Hoàng đế cuối cùng' - Ảnh 1.

Bìa quyển sách The Last Emperor Revisitedcủa tác giả Basil Pao

HONG KONG UNIVERSITY PRESS


Trong quyển sách The Last Emperor Revisited của tác giả, nhiếp ảnh gia Hồng Kông Basil Pao, những hình ảnh tư liệu quý giá trên phim trường của bộ phim đã được công bố. Basil Pao là nhiếp ảnh gia được phép chụp ảnh lại đoàn làm phim trong xuyên suốt thời gian đoàn ghi hình tại các cung điện lớn của Tử Cấm Thành. 

Công bố ảnh phim trường quý giá của phim 'Hoàng đế cuối cùng' - Ảnh 2.

Đại cảnh mà Basil Pao chụp đoàn làm phim khi đoàn đang quay cảnh Phổ Nghi, lúc này 15 tuổi, trước Thái Hòa Môn

BASIL PAO

Công bố ảnh phim trường quý giá của phim 'Hoàng đế cuối cùng' - Ảnh 3.

Nam diễn viên Ngô Đào đóng Phổ Nghi 15 tuổi, đang ngồi ghi hình

BASIL PAO

Ban quản lý Tử Cấm Thành kiểm soát vô cùng chặt chẽ quá trình ra vào Tử Cấm Thành trong giai đoạn đoàn làm phim ghi hình. Đạo diễn Bernardo Bertolucci lúc đó có đặc quyền được quay phim tại điện lớn nhất trong Tử Cấm Thành - điện Thái Hòa, nơi biểu trưng cho quyền lực của vua chúa Trung Hoa. 

Phim tái hiện hàng loạt cảnh gây choáng ngợp thị giác người xem khi nhà làm phim kết hợp cảm hứng cá nhân với cảm hứng lịch sử, qua đó gợi nhiều suy tư về dâu bể thời cuộc. Trong đó, có cảnh đăng cơ của Phổ Nghi lúc bé vô cùng hoành tráng, và ê kíp đã phải thực hiện những yêu cầu gắt gao trên phim trường để cảnh quay đạt chất lượng tốt nhất có thể. 

Chính phủ Trung Quốc lúc bấy giờ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ê kíp quay phim trong cung. Sau Hoàng đế cuối cùng, Trung Quốc không cho bất kỳ đoàn làm phim nào khác quay phim trong những cung lớn của Tử Cấm Thành. 

Công bố ảnh phim trường quý giá của phim 'Hoàng đế cuối cùng' - Ảnh 4.

Cảnh đám cưới trong cung

BASIL PAO

Công bố ảnh phim trường quý giá của phim 'Hoàng đế cuối cùng' - Ảnh 5.

Basil Pao thời trẻ. Ông cũng tham gia đóng một vai trong phim là Thuần Thân vương Tải Phong, phụ thân của Phổ Nghi

COLUMBIA PICTURES

Phổ Nghi là vị hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh, lên ngôi vào năm 1908. Phim tái hiện những cột mốc chính yếu về cuộc đời vị hoàng đế này. Cho đến khi cách mạng nổ ra, Phổ Nghi (lúc này do nam diễn viên Tôn Long đóng) bị đuổi khỏi ngai vàng. Triều đình hoang tàn, hoàng thân lần lượt tháo chạy khỏi Tử Cấm Thành trong cảnh hỗn loạn. Sau khi mất ngai, trong thời gian dài quân Nhật chiếm đóng, Phổ Nghi trở thành "hoàng đế bù nhìn" tại Mãn Châu... 

Công bố ảnh phim trường quý giá của phim 'Hoàng đế cuối cùng' - Ảnh 6.

Nữ diễn viên Trần Xung đóng Uyển Dung, vợ Phổ Nghi, trên phim trường

BASIL PAO

Công bố ảnh phim trường quý giá của phim 'Hoàng đế cuối cùng' - Ảnh 7.

Nam diễn viên Henry Kyi đóng Phổ Kiệt, em trai Phổ Nghi, lúc 7 tuổi

BASIL PAO

Công bố ảnh phim trường quý giá của phim 'Hoàng đế cuối cùng' - Ảnh 8.

Nam diễn viên Tôn Long, đóng Phổ Nghi khi lớn, ngủ trên trường quay

BASIL PAO

Công bố ảnh phim trường quý giá của phim 'Hoàng đế cuối cùng' - Ảnh 9.

Đoàn làm phim tái hiện cảnh Cách mạng Văn hóa

BASIL PAO

Công bố ảnh phim trường quý giá của phim 'Hoàng đế cuối cùng' - Ảnh 10.

Đạo diễn Bernardo Bertolucci trên phim trường Hoàng đế cuối cùng, khi ghi hình một đại cảnh

BBC

Công bố ảnh phim trường quý giá của phim 'Hoàng đế cuối cùng' - Ảnh 11.

Hai diễn viên nữ trên phim trường

BASIL PAO

Công bố ảnh phim trường quý giá của phim 'Hoàng đế cuối cùng' - Ảnh 12.

Nam diễn viên Tôn Long trên trường quay

BASIL PAO

Bernardo Bertolucci ấp ủ thực hiện phim Hoàng đế cuối cùngtrong thời gian dài trước khi trình xin chính phủ Trung Quốc cho quay phim trong Tử Cấm Thành. Lúc này, tên tuổi của ông đã vang xa trên thế giới, đặc biệt qua tác phẩmLast Tango in Paris(1972). Ông nhận giải Cành cọ vàng danh dự vào năm 2011 vì những cống hiến cho điện ảnh. Nhắc đến Bernardo Bertolucci hầu như phải nhắc đến tác phẩm để đời Hoàng đế cuối cùng, và ngược lại. 

Phim Hoàng đế cuối cùngđược giới làm phim đánh giá cao về tính tư liệu lịch sử cùng ngôn ngữ điện ảnh. Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 60, phim thắng 9 giải, "ẵm" hết các giải quan trọng như: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. 

Phim Hoàng đế cuối cùngđược chiếu lại ở Hồng Kông vào ngày 7 và 21.10. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap