Home Credit

Về Nam Định vào chiều 19.2, khi đến kính cẩn n vn88

【vn88】Mộ nhà thơ Nguyễn Bính bị xâm phạm, gia đình mong cơ quan chức năng vào cuộc

Về Nam Định vào chiều 19.2,ộnhàthơNguyễnBínhbịxâmphạmgiađìnhmongcơquanchứcnăngvàocuộvn88 khi đến kính cẩn nghiêng mình viếng mộ nhà thơ Nguyễn Bính tại quê nhà ông, nhóm các thầy cô trường ĐH Sư Phạm Hà Nội vô cùng bất ngờ và bàng hoàng khi phải chứng kiến một khung cảnh tang thương.

Mộ nhà thơ Nguyễn Bính bị xâm phạm, gia đình mong cơ quan chức năng vào cuộc - Ảnh 1.

Nhà thơ Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh tại Vụ Bản, tỉnh Nam Định

TƯ LIỆU

Mộ phần của thi sĩ nổi tiếng Việt Nam tại vườn đất quê hương bị đào xới, tường xây nham nhở làm ngăn chia... mộ nhà thơ trơ ra. Nước vôi, vữa người ta làm vẩy bẩn cả ảnh và những dòng chữ trên mộ chí nhà thơ. Những vệt nước vôi chảy loang..., màu lá phần cuối mộ cũng bạc màu vôi loãng... Tất cả cỏ cây còn sót lại trong khu đất đều một màu nước vôi. Tấm bia khu lưu niệm bị đẩy ra sau ngôi nhà người ta mới xây...

Được biết, nhà thơ Nguyễn Bính (1918 - 1966) tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh ra tại Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Một vùng quê Bắc bộ vốn nổi tiếng với truyền thống văn chương, khoa bảng, với nhiều sinh hoạt văn hóa làm ảnh hưởng rất nhiều tới những sáng tác của Nguyễn Bính sau này.

Ông sáng tác từ rất sớm, với tập thơ Tâm hồn tôi ông đã giành được giải thưởng của Tự lực văn đoàn. Theo Wikipedia: "Bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ. Năm 1937, Nguyễn Bính gửi tập thơTâm hồn tôitới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn. Họa sĩ Nguyệt Hồ nhớ lại: 'Tôi quen Nguyễn Bính từ khi anh chưa có tiếng tăm gì, ngày ngày ôm tập thơ đến làm quen với các tòa soạn báo. Tôi thích thơ anh và đã giới thiệu anh với Lê Tràng Kiều, chủ bút Tiểu thuyết Thứ Năm, đã đăng bài Cô hái mơ, bài thơ đầu tiên của anh đăng báo. Tôi khuyên anh gửi thơ dự thi, và anh đã chiếm giải thưởng của Tự lực văn đoàn... Chúng tôi thân nhau từ đó, khoảng 1936 -1940, quãng đầu đời thơ của anh. Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình. Cũng trong năm này Trúc Đường chuyển ra Hà Nội ở và đang viết truyện dài Nhan sắc, Nguyễn Bính tỏ ý muốn đi Huế tìm đề tài sáng tác. Trúc Đường tán thành nhưng không có tiền, ông đã cho Nguyễn Bính chiếc máy ảnh và về quê bán dãy thềm đá xanh (vật báu duy nhất của gia đình) đưa tất cả số tiền cho Nguyễn Bính".

Mộ nhà thơ Nguyễn Bính bị xâm phạm, gia đình mong cơ quan chức năng vào cuộc - Ảnh 2.

Mộ phần của thi sĩ nổi tiếng Việt Nam mà vườn đất bị đào xới, tường xây nham nhở ngăn chia... mộ nhà thơ

Mộ nhà thơ Nguyễn Bính bị xâm phạm, gia đình mong cơ quan chức năng vào cuộc - Ảnh 3.

Người yêu mến ông viếng thăm ai cũng thương xót

Nguyễn Bính là nhà thơ rất tài hoa, nhà báo Trần Mai Hưởng viết về ông cảm động: "Một nhà thơ của làng quê Việt, đã chạm đến những tầng sâu xa nhất trong tâm hồn con người, làm say lòng bao thế hệ với những Chân quê, Lỡ bước sang ngang, Anh lái đò, Cô hàng xóm... Một nghệ sĩ yêu nước, gắn bó với kháng chiến, vượt gian khó hy sinh với Tiểu đoàn 307oai hùng. Người với nỗi đau day dứt thời đất nước cách chia: Sao đêm chung sáng chẳng chia miền/Trời còn có bữa sao quên mọc/Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em... Một tài hoa lãng tử xê dịch và cả những thăng trầm thời ông làm chủ bút báo Trăm Hoa... Trong ông có tất cả những con người ấy, những nỗi niềm ấy".

Trở lại chuyện phần mộ của nhà thơ Nguyễn Bính bị xâm phạm, nhà thơ Đặng Nguyệt Anh chỉ biết thốt lên: "Đau xót thế! Gia đình và chính quyền đều bất lực à? Sống long đong. chết cũng không yên". Nhà thơ Triệu Loan bức xúc: "Không thể chấp nhận được cách hành xử này đối với một danh nhân như nhà thơ Nguyễn Bính".

Còn nhà thơ Phạm Trung Tín chia sẻ: "Thật đau buồn khi đọc bài thơ của tác giả Nguyễn Thị Nhàn khi chứng kiến lăng mộ Nguyễn Bính Thi Nhân bị bạc đãi. Đề nghị nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu báo cáo việc này với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Hội Nhà văn Việt Nam, Sở VH - TT Tỉnh Nam Định và chính quyền xã Cộng Hòa, H.Vụ Bản, để chính quyền địa phương có biện pháp bảo vệ lăng mộ của nhà thơ không để bị xâm hại như hiện nay".

Gia đình nhà thơ Nguyễn Bính kiến nghị gì ?

Trên trang cá nhân, nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu, con gái của nhà thơ Nguyễn Bính viết như khóc: "Chị tôi, một bà lão chín mươi đang nhặt lá trước mộ phần chú mình mà nước mắt đầy vơi. Con cháu chúng tôi không phải kẻ vô tâm, nhưng có những nỗi niềm không biết tỏ cùng ai, ngậm đắng nuốt cay suốt mấy mươi năm trời.

Nói ra "xấu chàng hổ thiếp", miền Nam không thiếu nơi để cha tôi yên nghỉ, nhưng quê hương còn đó, dòng tộc còn đây, chúng tôi phận làm con không thể buộc cha tôi ly hương thêm lần nữa, một người như cha tôi, một đời luôn khao khát tình quê, hồn quê. Hồn và xác cha tôi luôn thuộc về quê hương, chính điều này làm chúng tôi đắn đo suy nghĩ (nhất là với cha tôi, người không thuộc riêng gia đình chúng tôi). Giằng xé chung riêng, quê hương họ tộc nên mộ phần cha tôi mới ra nông nỗi này. Xin lỗi vì sự bất lực trở thành vô tâm của chúng tôi.

Cảm ơn vì sự quan tâm và bức xúc của cộng đồng những người có lương tri, những người thật tâm yêu mến cha tôi".

Mộ nhà thơ Nguyễn Bính bị xâm phạm, gia đình mong cơ quan chức năng vào cuộc - Ảnh 4.

Nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu, con gái của nhà thơ Nguyễn Bính viết như khóc: "Chị tôi, một bà lão chín mươi đang nhặt lá trước mộ phần chú mình mà nước mắt đầy vơi"

Mộ nhà thơ Nguyễn Bính bị xâm phạm, gia đình mong cơ quan chức năng vào cuộc - Ảnh 5.

Mộ phần nhà thơ Nguyễn Bính nơi quê nhà

GIA ĐÌNH CUNG CẤP

Chiều 21.2, trả lời PV Báo Thanh Niên, đại diện nhà thơ Nguyễn Bính cho biết: "Chúng tôi rất đau xót trước tình cảnh mộ phần của ông, cha mình bị xâm phạm và sẽ gặp Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều trong một ngày gần đây để trình bày vụ việc. Mong Hội Nhà văn Việt Nam cùng các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để phân minh làm rõ mọi việc. Làm sao cho mộ phần nhà thơ Nguyễn Bính được mồ yên mả đẹp thì chúng tôi mới an lòng".

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap