"Năm rồi,ữngphụhuynhmộtnămphảimuahaibộsáchgiáxsdno con tôi vào lớp 1. Học kì 1, con học gần chỗ tôi làm, trường học bộ sách Chân trời sáng tạo. Sang học kì 2, tôi xin chuyển trường cho con về gần nhà học thì trường mới lại học bộ sách Cánh Diều. Vậy là tôi lại phải mua nguyên một bộ sách mới cho con học. Trong khi đó, hai trường này cùng trong một thành phố của tỉnh (chỉ khác phường), cách nhau có chục km thôi.
Tôi không hiểu hiệu quả của cải cách giáo dục đến đâu khi mà mỗi trường lại học một bộ sách giáo khoa khác nhau. Hồi tôi còn đi học, sách học xong năm nay đều để lại cho các em nhỏ hơn học lại, tiết kiệm biết bao nhiêu. Bây giờ, con tôi học tới hai bộ sách một năm mà học xong không biết cho ai?".
Đó là chia sẻ của độc giả Tronghoangxung quanh thực trạng sử dụng sách giáo khoa hiện nay ở Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành, theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, gồm ba bộ là Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh Diều, được đưa vào sử dụng từ năm 2020. Hiện, các khối lớp từ 1 đến 4, 6 đến 8 và lớp 10, 11 đã học theo chương trình và sách giáo khoa mới.
Cùng chung nỗi trăn trở về sách giáo khoa của con trẻ, bạn đọc Karrayennhận định: "Tôi có con lớn đang học lớp 8, và con nhỏ học lớp 7. Hai con học hai trường THCS khác nhau trong cùng một thành phố. Ấy thế vậy mà trường nào cũng học trộn cả hai bộ sách trong cũng một năm học, có năm học tới ba bộ sách. Cứ vào năm học mới là nỗi lo đi kiếm sách mới cho con lại ấp đến khiến tôi rất khổ sở".
"Tại sao các em cùng học, thi chung một đề mà toàn quốc không thống nhất sử dụng chung một bộ sách giáo khoa mà phải chia thành ba bộ sách khách nhau, gây lãng phí, khó khăn cho phụ huynh và học sinh. Con tôi đang học từ trường này, chuyển sang trường khác, lại phải mua bộ sách giáo khoa khác. Các con trong nhà cũng không thể sử dụng lại sách của anh, chị năm ngoái. Chúng tôi rất bức xúc vì quá là tốn kém và cồng kềnh", độc giả Hồng Hànói thêm.
>> Sách giáo khoa 'no dồn, đói góp'
Chỉ ra những bất cập trong việc sử dụng sách giáo khoa ở Việt Nam, bạn đọc Mizuki asanobình luận: "Sự không thống nhất trong chương trình dạy sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, đặc biệt là ở bậc tiểu học. Những điều tôi từng được học đó là 'sách là thầy, sách là bạn, là tri thức, phải giữ gìn và trân trọng sách. Còn bây giờ, học sinh được khuyến khích viết vào sách, và mỗi năm lại đổi một bộ sách khác, còn sách cũ bỏ đi".
"Sao không thống nhất chung một bộ sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn như trước kia. Đó cũng cách để tiết kiệm chi phí cho các gia đình, đặc biệt là gia đình nghèo, phải cố gắng lắm mới có tiền cho con đi học được. Năm nào học sinh cũng phải mua sách mới và thay đổi loại sách liên tục thì phụ huynh khó khăn làm sao theo kịp?
Như gia đình tôi lúc trước có 5 anh chị em đi học, sách giáo khoa khi đó đều là mượn người ta, chứ nếu phải mua mới như bây giờ thì chắc gia đình tôi không lo được cho 5 anh em đi học. Tiền ăn sáng tôi còn không có suốt 12 năm, thì lấy đâu tiền em mua sách, chưa nói tới việc mua sách tham khảo hay nâng cao. Nên quy về một mối Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể soạn một bộ thống nhất cả nước, và giới hạn sau bao nhiều năm mới cải cách một lần?", độc giả Kiettuankết lại.
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.